Close
Close

Panadol

Close

Panadol Extra

Close

Panadol Viên Sủi

Close

Panadol Cảm Cúm

Close

Panadol Extra with Optizorb

  • Sản phẩm
  • DẠNG BÀO CHẾ
  • Tuổi
  • CHỨC NĂNG CHÍNH
  • Thành phần
Close
Colourfree Baby Drops

Panadol

  • Viên nén
  • 12+ TUỔI
  • Giảm đau - Hạ sốt
  • 500 mg Paracetamol
Close
Colourfree Suspension

Panadol Extra 

  • VIÊN NÉN
  • 12+ TUỔI
  • Giảm mạnh các cơn đau  – Hạ sốt
  • 500 mg Paracetamol
  • 65 mg Caffeine
Close
Chewable Tablet

Panadol Viên Sủi

  • VIÊN SỦI
  • 12+ TUỔI
  • Giảm đau - Hạ sốt nhanh
  • 500 mg Paracetamol
Close
Suppositories

Panadol Cảm Cúm

  • VIÊN NÉN
  • 12+ TUỔI
  • Giảm triệu chứng cảm cúm
  • 500 mg Paracetamol
  • 25 mg Caffeine
  • 5 mg Phenylephrine Hydrochloride
Close
Suppositories

Panadol Extra with Optizorb

  • VIÊN NÉN
  • 12+ TUỔI
  • Giảm mạnh các cơn đau  – Hạ sốt
  • 500 mg Paracetamol
  • 65 mg Caffeine
Người mẹ vui vẻ chơi nước cùng con gái trong vườn
Người mẹ vui vẻ chơi nước cùng con gái trong vườn

Cảm lạnh và Cảm cúm

Có hơn 200 loại vi-rút khác nhau có thể gây ra cảm lạnh ở trẻ em, nhưng rhinovirus là thủ phạm phổ biến nhất. Thông thường, triệu chứng của cảm lạnh bao gồm sổ mũi và hắt hơi. Lưu ý là cảm lạnh không giống cảm cúm. Các triệu chứng của cảm cúm nặng hơn và có thể bao gồm sốt và ớn lạnh, đau nhức, ngủ lịm và đau đầu.

CHỨNG CẢM LẠNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM VÀ CÁCH KIỂM SOÁT

Cảm lạnh là triệu chứng phổ biến ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Trẻ sơ sinh và trẻ em nói chung thường dễ bị cảm lạnh hơn so với người lớn. Tuy nhiên, vẫn có cách để bạn giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi trẻ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Trung bình trẻ có thể bị cảm lạnh từ 5-10 lần mỗi năm, mỗi lần kéo dài khoảng 10 ngày.1-3

Trẻ nhỏ thường bị ho và cảm lạnh, tuy nhiên, rất hiếm khi chuyển biến nghiêm trọng và trong nhiều trường hợp các triệu chứng sẽ tự thuyên giảm.

Nguyên nhân gây cảm lạnh là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố thúc đẩy như:

  • Vi-rút: Phổ biến nhất là rhinovirus - có hơn 100 loại khác nhau2
  • Lây nhiễm trực tiếp: Vi-rút cảm lạnh hoạt động trên bàn tay của một người bị cảm lạnh trong khoảng ba giờ. Nếu người bị cảm lạnh chạm vào người khác, và những người khác sau đó tự chạm vào mắt, mũi, hoặc miệng của mình thì vi-rút cảm lạnh sẽ lây lan1
  • Lây nhiễm gián tiếp: Một số vi-rút cảm lạnh có thể tồn tại trên các bề mặt như mặt bàn hay tay nắm cửa từ 2 đến 3 giờ2,4
  • Hít phải vi-rút: Vi-rút có thể có trong không khí do người bệnh ho hoặc hắt hơi, và sau đó người khác hít vào1

Cách tốt nhất để tránh cảm lạnh là rửa tay thường xuyên. Nên cách ly trẻ em với người bị bệnh và lau nhà và đồ chơi bằng chất khử trùng 1,2

Cách kiểm soát cảm lạnh

Phụ huynh có thể áp dụng các cách sau để giúp trẻ bớt mệt

  • Hít hơi nước nóng từ vòi sen. Không nên dùng tô nước vì hơi nước nóng có thể làm bỏng niêm mạc mũi và trẻ có thể làm đổ nước 3
  • Dùng dung dịch nước muối nhỏ mũi hoặc thuốc xịt mũi (dùng chung với dụng cụ hút mũi cho trẻ sơ sinh) để giúp trẻ dễ thở5
  • Cho trẻ uống thật nhiều nước và ngủ đủ giấc1,5
  • Cho trẻ ăn súp. Theo nghiên cứu, súp có thể giúp giảm tình trạng viêm nhiễm khi cảm lạnh và thông mũi tạm thời.3,5

Không nên cho trẻ em dưới sáu tuổi dùng thuốc ho, cảm lạnh và một số loại thuốc cảm cúm.

Khi nào thì cần liên lạc với bác sĩ

Phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ có các triệu chứng sau::6,7

  • Không chịu uống nước
  • Nôn thường xuyên
  • Nói rằng bé đau đầu dữ dội hoặc đau tai
  • Khó thở
  • Ho dai dẳng
  • Ho ra đờm màu sét hoặc máu
  • Thân nhiệt vượt quá 38,5oC
  • Tình trạng bệnh không cải thiện trong vòng 48 giờ
  • Đau cơ
  • Phát ban trên da
  • Ánh sáng làm đau mắt

Trong hầu hết các trường hợp, các cơn cảm lạnh thông thường ở trẻ em sẽ tự hết.

CHVN/CHPAN/0015/16h

Tài liệu tham khảo:

1.    MedLine Plus: The Common Cold.  http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000678.htm. Accessed August 2010.

2.    US National Institute for Allergy and Infectious Diseases. Common cold. Available at: http://www.niaid.nih.gov/topics/commoncold/Pages/default.aspx.  Accessed August 2010.

3.    UK NHS Choices. Common cold. Available at:   http://www.nhs.uk/Pages/Preview.aspx?site=Cold-common&print=634175575838737557&JScript=1.  Accessed August 2010.

4.    US Centers for Disease Control and Prevention. Seasonal influenza information for schools and healthcare providers. Available at: http://www.cdc.gov/flu/school/.    Accessed August 2010.

5.    Cold remedies: What works, what doesn't, what can't hurt. Mayo Clinic Publications. http://www.mayoclinic.com/health/cold-remedies/ID00036.  Accessed August 2010.

6.    UK NHS Choices. Common cold in children. Available at: http://www.nhs.uk/Conditions/Cold-common/Pages/Commoncoldinchildren.aspx. Accessed August 2010.  

7.    Mayo Clinic. Common cold. Available at: http://www.mayoclinic.com/health/common-cold/DS00056/METHOD=print&DSECTION=all. Accessed August 2010.

Bài viết liên quan

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt

Sốt là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, với tỷ lệ 40-60% trẻ bị sốt mỗi năm. 37°C là nhiệt độ bình thường của cơ thể, tuy nhiên nhiệt độ này

Xem thêm

Sốt ở trẻ em – khi nào cần gặp bác sĩ

Trẻ bị sốt khi thân nhiệt đo bằng đường miêng cao hơn 37,5°C . Điều này rất thường gặp và trong hầu hết các trường hợp triệu chứng sốt sẽ tự thuyên giảm.

Xem thêm

Cách xử lý tình trạng đau đầu ở trẻ nhỏ

Trẻ em cũng có thể bị đau đầu và thường thì trẻ sẽ than với bố mẹ. Trẻ đau đầu thường là do trong người không khỏe hoặc bị nhiễm vi-rút.

Xem thêm

Kiểm soát đau tai và nhiễm trùng tai

Đau tai là 1 trong những bệnh thường gặp ở trẻ em. Các bậc phụ huynh thường hay phải đưa trẻ đi khám đau tai. Trong nhiều trường hợp

Xem thêm

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan